Nhiều người thắc mắc Ông Tổ ngành Dược Viêt Nam là ai? Tiểu sử về cuộc đời của Ông Tổ ngành Dược?… Để có thêm các thông tin giải đáp chi tiết, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tại Việt Nam, ngành Y Dược nói chung và ngành Dược nói riêng đã có sự phát triển hàng nghìn năm và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực ngành Y. Nhưng không phải ai cũng biết được người đã đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Dược, dưới đây hãy cùng tìm hiểu ông là ai có tiểu sử và đạt được thành tựu nổi bật gì?
Mục Lục
Ông tổ ngành Dược Việt Nam là ai?
Ông tổ ngành Y Dược Việt Nam là Đại Danh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh, hậu thể suy tôn Ông là tiên thánh của ngành thuốc Nam.
Tên đầy đủ của ông là Nguyễn Bá Tĩnh, tự Linh Đàm, hiệu là Tráng Tử Vô Dật hoặc Hồng Nghĩa. Có ghi chép để lại rằng Ông sống ở giai đoạn cuối thời Trần từ khoảng 1330 – 1400.
Được biết quê Ông tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đến nay tại chùa giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vẫn còn đền thờ của Ông.
Tiểu sử về cuộc đời của ông tổ ngành Dược Việt Nam
Tiểu sử về cuộc đời của Đại Danh Y Tuệ Tĩnh theo từng mốc thời gian cụ thể như:
- Đại Danh Y Tuệ Tĩnh được sinh ra trong một gia đình bần nông ở cuối triều nhà Trần vào khoảng năm 1330. Cha của Ông là Nguyễn Công Vỹ, mẹ là Hoàng Thị Ngọc.
- Năm lên 6 tuổi cả cha và mẹ Ông đều mất, mồ côi cha mẹ Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư tại chùa Hải Triều nhận nuôi và cho ăn học.
- Đến khi 10 tuổi sư cụ chùa giao Thủy đưa ông về tiếp tục cho ăn học. Đây cũng là lúc Ông được gọi là Tiểu Huệ, đến sau này lấy giáp hiệu là Huệ Tĩnh (Tuệ Tĩnh).
- Dưới thời vua Trần Dụ Tông, năm Ông 22 tuổi đã đỗ Thái học sinh, tuy nhiên ông ở lại chùa Nghiêm Quang tu lấy pháp chứ không ra làm quan.
- Sau thời gian tu bổ chùa, chuyên tâm nghiên cứu Y học giáo lý và giảng dạy Y học, chữa bệnh làm phúc cho dân. Năm 1374 Ông tiếp tục đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ tức Hoàng Giáp và mở hiệu thuốc tại quê hương với tên gọi là “Hồng Nghĩa”.
- Năm 1385, Tuệ Tĩnh có vốn trí tuệ ngành Y thuật uyên bác nên đã bị cống sang sứ nhà Minh. Say đó ông đã mất ngay trên đất Bắc (tại Giang Nam, Trung Quốc, tuy nhiên không có ghi chép rõ ràng ông mất năm bao nhiêu chỉ ước chừng khoảng năm 1400. Đến nay bia mộ của Ông vẫn được khắc dòng chữ: “Ai về nước Nam cho tôi về với”.
- Khoảng 300 năm sau (vào năm 1690), Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho được vua sai đi sứ để viếng mộ và sau đó đón Tuệ Tĩnh về nước.
- Đến năm 1695, Nguyễn Danh Nho cùng dân làng Nghĩa Phú ghi nhớ những đóng góp, hy sinh của Đại thiền sư Tuệ Tĩnh nên đã xây dựng đền thờ để tưởng nhớ đến công lao của Ông.
Những thành tựu Y học và Văn hóa của Danh Y Tuệ Tĩnh
Đại Danh Y Tuệ Tĩnh trong suốt cuộc đời của mình đã để lại nhiều những thành tựu đáng quý ở cả lĩnh vực Y học và văn hóa. Những thành tựu tiêu biểu của Ông như:
Thành tựu về Y học
Với vai trò là một người thầy thuốc, Đại danh Y Tuệ Tĩnh đã xây dựng quan điểm Y học độc lập, tự chủ được nhân dân và ngành Y Dược Việt Nam công nhận. Những thành tựu, hành động, quan điểm trong lĩnh vực Y Dược của Đại danh Y Tuệ Tĩnh bao gồm:
- Khi còn ở quê nhà Ông chú trọng đến hoạt động trồng cây thuốc, tích lũy kinh nghiệm khám chữa bệnh, tham gia huấn luyện tông đồ.
- Ông không theo một cách dập khuôn những thế hệ đi trước, ưu tiên xếp các loại cây cỏ lên trước thay vì đưa Ngũ hàng lên đầu.
- Ông giữ vững quan điểm của bản thân về việc “Nam Dược trị Nam nhân”, điều này thể hiện sự liên quan mật thiết giữa con người với môi trường sống.
- Ông thường xuyên lên án, phê phán tư tưởng dị đoan của cá nhân nào chỉ tin vào phù chú.
- Tích cực đưa ra những phương pháp giúp chữa bệnh như bóp, xoa, hơ xông, châm cứu, chườm…
- Đại Danh Y Tuệ Tĩnh cho ra đời bộ sách giá trị như Nam dược thần hiệu với 10 khoa, Hồng Nghĩa giác tư y thư (2 quyển), Phú thuốc Nam, tổng hợp 182 chứng bệnh chữa bằng 3873 vị thuốc,…
- Ông cũng thực hiện tổng hợp nhiều bài thuốc chữa bệnh cho gia súc và điều này đặt cơ sở cho ngành Thú y tại Việt Nam.
Có thể thấy rằng cả cuộc đời của Đại Danh Y Tuệ Tĩnh có nhiều đóng góp to lớn là Y đức, Y tài, Y đạo và trở thành tấm gương sáng cho các cá nhân hành nghề Y Dược noi theo bởi vậy mà ông được tôn là Ông Tổ ngành Dược tại Việt Nam.
Xem thêm:
Thành tựu về văn học
Ngoài vai trò là một Lương Y, Đại thiền sư Tuệ Tĩnh còn được biết đến là một nhà văn của nước ta. Minh chứng cho điều nay Ông có rất nhiều tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, tiêu biểu như Bộ nghĩa Giác Y thư, 500 vị thuốc Nam hoặc Phú thuốc Nam 630 vị.
Ở thời điểm Ông viết ra bộ sách này chữ Hán đang được sùng thịnh tại Việt Nam còn chữ Nôm bị xem là “nôm na mách qué”. Tuy vậy mà những bản thảo, ghi chép của Ông đều sử dụng ngôn ngữ thuần Việt, giản dị và đi sâu vào lòng người đọc. Đây cũng là lý do đến nay tác phẩm này vẫn đang được lưu trữ vào bảo tồn.
Với những đóng góp và cống hiến vĩ đại cho nền Y học Việt Nam, Đại Danh Y Tuệ Tĩnh rất xứng đáng với Danh Ông tổ ngành Y Dược Việt Nam.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đọc sẽ có lời giải đáp chi tiết cho Ông tổ ngành Dược là ai? Cùng với đó bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cuộc đời, thành tựu mà Ông đã đạt được trong những năm tháng cuộc đời.